KIM CƯƠNG ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
Phần 4: Tiêu chuẩn Clarity
Chữ C thứ 3: Clarity – Độ tinh khiết
Tiêu chuẩn tiếp theo có ảnh hưởng trực tiếp đến giá của kim cương đó chính là độ sạch hay còn gọi là độ tinh khiết của kim cương. Tiêu chuẩn này sẽ xét tới các vết trầy xước, màu sắc của những vết gãy, vị trí của chúng để đánh giá chất lượng viên kim cương vì những nhân tố này sẽ làm ảnh hưởng tới độ sáng và xuyên thấu của ánh sáng qua những viên kim cương khiến cho chúng bớt đi vẻ lấp lánh tự nhiên vốn có.
Đây là thước đo về số lượng và kích thước của các khiếm khuyết nhỏ có trong kim cương tự nhiên.
Trong quá trình hình thành từ tự nhiên, kim cương thô sẽ có lẫn những tạp chất bên trong từ các tinh thể như bọt than, bọt khí, đốm trắng đục, bụi li ti hoặc vết nứt bên trong, và khiếm khuyết bên ngoài như các vết trầy xước, vết nứt…
Độ sạch hay độ tinh khiết được xác định dựa trên cơ sở đo lường lượng tạp chất không đồng nhất có ở trong viên kim cương. Những tạp chất này nếu nằm ở bên trong viên kim cương được gọi là inclusion (bao gồm các-bon dạng sẫm màu, đá trắng hay những vết rạn nứt, vv…). chúng có thể xuất hiện trong các giai đoạn khác nhau của quá trình hình thành tinh thể.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến độ tinh khiết của kim cương là những đặc tính ở bên ngoài (vết xước, những mặt nhỏ bị thừa, các chất tự nhiên khác…), những lỗi này xuất hiện trong quá trình chế tác hoặc lỗi tự nhiên nhưng không thể loại bỏ trong quá trình gia công.
Tương tự như tiêu chuẩn màu sắc Color, độ tinh khiết của viên kim cương cũng được chia ra làm nhiều cấp độ để đánh giá chính xác hơn. Nhờ vào việc sử dụng các phương pháp quan sát và đo đạc trực quan khác nhau, độ sạch của một viên kim cương sẽ được đánh giá tương ứng với từng thang độ tinh khiết. Thông thường người ta sử dụng kính lúp với độ phóng to gấp 10 lần để đánh giá độ trong suốt của viên kim cương.
Thang bậc tinh khiết của kim cương
Các cấp độ tinh khiết theo tiêu chuẩn Clarity được phân cấp như sau:
FL (Flawless – sạch hoàn hảo)
Độ sạch của kim cương được ghi nhận là hoàn hảo dưới kính lúp, kim cương được hình thành tự nhiên với độ trong suốt tuyệt đối, tinh thể đồng nhất, không có tạp chất, độ inclusion thấp nhất. Đây là những viên kim cương hoàn hảo rất hiếm trên thế giới nên ít khi được sử dụng trong ngành kim hoàn mà chúng thường được lưu giữ ở những nơi an toàn.
IF (Internal Flawless – bên trong hoàn hảo)
Ở cấp độ này, những viên kim cương không có tạp chất hay còn gọi là bao thể nằm bên trong, chỉ có những tì vết không đáng kể như là những chấm nhỏ và vết trầy xước rất nhỏ dễ dàng làm mất đi khi đánh bóng lại viên đá thì có thể phân loại chúng thuộc IF.
VVS* (Very Very Small – rất rất nhỏ) (VVS1, VVS2)
Những viên kim cương mà bên trong có tạp chất – inclusion rất rất nhỏ, mà mắt thường sẽ khó tìm thấy được ở phóng đại thêm 10 lần. Chúng chỉ có thể được tìm thấy bằng công cụ phóng đại đặc biệt bởi những chuyên viên phân cấp kim cương đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm dày dạn. Phải tìm kỹ từ nhiều vị trí góc cạnh của viên kim cương để tìm ra bao thể.
Những tì vết phổ biến của kim cương dưới cấp độ VVS* thường là những điểm nhỏ (pinpoints), những vết nứt cực mảnh (feather), những râu cạnh rất nhỏ (bearding) và những đường sọc nhẹ hình thành trong quá trình tăng trưởng của viên đá (graining).
VS* (Very Small – rất nhỏ) (VS1, VS2)
Để dễ hình dung thì bạn có thể tưởng tượng viên kim cương ở cấp độ này sẽ có những tì vết rất nhỏ nằm bên trong. Tuy nhiên để tìm ra nó cũng là một điều không phải dễ dàng gì. Bạn cần phải xem nó dưới độ phóng đại lên đến 10 lần, và, nếu bạn không phải là một người chuyên nghiệp thì sẽ mất khá nhiều thời gian và có chút khó khăn để tìm ra những bao thể nằm bên trong. Đôi khi bạn cố gắng nhưng cũng không thể tìm thấy chúng cho dù đã được phóng đại lên 10 lần, lý do có thể là chúng nằm ẩn dưới những góc cạnh khiến cho ánh sáng đi qua làm che mất và đặc biệt là chúng rất nhỏ nên sẽ rất khó thấy.
Chỉ những chuyên viên thẩm định kim cương mới có thể tìm ra vị trí của chúng dưới điều kiện ánh sáng cho phép trong phòng thí nghiệm và với dụng cụ hiện đại chuyên dùng.
Những bao thể nằm bên trong (small crystal), mây (cloud), những vết nứt rất nhỏ (feather) hoặc những điểm nhỏ (pinpoint) tiêu biểu cho cấp độ này.
Tuy nhiên thì ở cấp độ VS2, những viên kim cương phân loại cấp này có những kiểu bao thể như loại VS1 nhưng những bao thể này nhiều hơn, lớn hơn và dễ thấy hơn.
SI* (Small Inclusions – Bao thể nhỏ) ( SI1, SI2)
Cấp độ SI được chia làm 2 cấp nhỏ: SI1 và SI2
SI1 thể hiện những viên kim cương có chứa những tạp chất nhỏ, mặc dù có thể nhìn thấy dưới độ phóng đại 10x nhưng vẫn khó thấy bằng mắt thường. Một số bao thể thường gặp dưới dạng này là bọt khí, vết nứt (feather), những hạt bụi trong li ti (crystal)
SI2: nếu viên kim cương nằm ở mức này thì thường bạn sẽ thấy những bao thể (inclusions) bên trong viên kim cương bằng mắt thường khi nhìn từ phần đáy. Tuy nhiên nếu quan sát từ phía trên của viên kim cương thì những bao thể này lại không được nhìn thấy rõ. Những bao thể của cấp độ này nói chung không làm ảnh hưởng đến độ bền của viên kim cương.
I* (Included – Bao thể rất dễ thấy) (I1, I2, I3)
I1: những bao thể (inclusions) ở cấp độ tinh khiết này dễ thấy được khi phóng đại lên 10 lần, nhưng với những viên dạng cắt mài hình tròn có kích thước nhỏ thì khó thấy được bằng mắt thường khi nhìn viên đá từ bên trên (crown). Cấp độ này không ảnh hưởng tới độ sáng và ánh chiếu của viên kim cương.
I2: Tạp chất rõ và nhiều, rất dễ dàng nhìn thấy chỉ bằng mất thường từ phía mặt trên của viên kim cương, điều này sẽ có ảnh hưởng nhỏ tới độ sáng và bền đẹp của kim cương.
I3: Khi viên kim cương được đánh giá ở cấp độ này, màu sắc của nó có thể bị mờ đục bên trong, do các tạp chất nhiều và to khiến cho ánh sáng khó đi qua nó. Đôi khi viên kim cương ở cấp độ này không có những vết nứt nhưng lại chứa rất nhiều những bao thể có màu hơi xám hoặc trắng và dễ nhìn thấy bằng mắt thường kể cả khi nhìn từ phía bên trên viên kim cương. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến độ trong và độ chiếu sáng của viên kim cương.
Bạn có thể tham khảo thêm một số đặc điểm mô tả độ tinh khiết của kim cương thường hay được chú thích rõ trong giấy chứng nhận như sau:
Đặc tính bên trong (Inclusions)
• | Bearding | râu cạnh |
• | Bruise | vết thâm |
• | Cavity | lỗ hổng |
• | Chip | vết sứt mẻ |
• | Cloud | mây |
• | Feather | vết nứt |
• | Included Crystal | bao thể bên trong |
• | Indented Natural | vết thiên nhiên lõm |
• | Internal Graining | vân bên trong |
• | Knot | đốt nhỏ |
• | Laser Drill Hole | cải thiện độ tinh khiết bằng laser |
• | Needle | vết hình kim |
• | Pinpoint | dấu chấm rất nhỏ |
Đặc tính bên ngoài (Blemishes)
• | Abrasion | vết trầy xước |
• | Extra Facet | giác phụ thêm vào |
• | Natural | vết tự nhiên |
• | Nick | vết khía hình chữ V |
• | Pit | lỗ rất nhỏ |
• | Polish lines | những đường song song do đánh bóng |
• | Polish Mark | vết mờ do đánh bóng |
• | Rough Girdle | cạnh bị lồi lõm |
• | Scratch | vết xước thẳng hoặc cong |
• | Surface Graining |
tạo vân trên bề mặt
|
- NHẪN CẦU HÔN KIM CƯƠNG 4.5 LY CÓ QUÁ BÉ? KÍCH CỠ MẤY LY PHÙ HỢP?
- TRAO YÊU THƯƠNG QUA TỪNG MÓN QUÀ
- NHẪN CẦU HÔN KIM CƯƠNG THIẾT KẾ ẤN TƯỢNG CHO CÁC CẶP ĐÔI
- CÁC MỨC GIÁ PHỔ BIẾN CHO MỘT ĐÔI BÔNG TAI HỘT XOÀN 3LY6
- MUA NHẪN CƯỚI KIM CƯƠNG QUA LỜI GIỚI THIỆU – ANH ĐẠT Ở CỦ CHI LẦN ĐẦU ĐẾN ODY TỪ BẠN THÂN