fbpx

KIM CƯƠNG LÀ GÌ?

Trong các loại đá quý thì kim cương được biết đến như là vị nữ hoàng khi dẫn đầu về sự sang trọng, đẳng cấp và vẻ đẹp tinh tế. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi kim cương là gì chưa? Nó bắt nguồn từ đâu và vì sao nó lại trở nên đẹp và có sức hút mãnh liệt đến vậy?

KIM CƯƠNG LÀ GÌ?

Về mặt khoa học, kim cương là một khoáng sản tự nhiên quý hiếm và là loại đá quý duy nhất có thành tố Carbon, mặc dù kim cương là một trong hai dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của Carbon, song song với than chì, nhưng nhờ vào những tính chất vật lý của riêng nó mà kim cương lại trở thành loại đá quý có giá trị nhất thế giới.

Kim cương được hình thành hoàn toàn bằng nguyên tử Carbon được kết tinh trong một khối phân tử. Rồi mỗi nguyên tử Carbon trong một viên kim cương lại được bao quanh bởi 4 nguyên tử Carbon khác và kết nối với nhau bằng các liên kết hoá trị. Nhờ vào liên kết này mà kim cương có độ cứng cao, được xem là loại vật liệu bền nhất, cứng nhất. Do đó mà tên gọi kim cương trong tiếng Hy Lạp là Adamas, nghĩa là không thể phá huỷ.

Bên cạnh đó, kim cương còn có các tính chất quang học đặc biệt như chiết suất, độ phân tán và độ bóng cao. Nhờ vào các đặc tính này mà ánh sáng có thể đi xuyên thấu qua viên kim cương và phản xạ lại mắt người nhìn, tạo vẻ đẹp lấp lánh rất đặc trưng

Trong tất cả các loại khoáng sản tự nhiên thì kim cương được tìm thấy với những tính chất vật lý hoàn hảo. Trong ngành công nghiệp, nhờ vào khả năng kháng hóa chất và đặc tính cứng nhất so với các loại vật liệu hiện có nên chúng được dùng làm những vật liệu để tạo ra các bề mặt nhám hoặc làm công cụ để cắt và sử dụng cho nhiều tính năng đòi hỏi có độ cứng và độ bền cao.

Những điều đó đã tạo nên tên tuổi của kim cương như là một loại đá quý nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài việc được ứng dụng trong các ngành công nghiệp thì những viên kim cương chất lượng tốt nhất được phân loại riêng và đưa vào sử dụng trong ngành kim hoàn. Do dưới ánh sáng mặt trời, viên kim cương trông như có rất nhiều màu sắc lấp lánh mà người ta hay gọi là “lửa”, nên việc sở hữu chúng như một món trang sức đắt tiền là mong muốn của nhiều người. Viên kim cương có “lửa” càng mạnh, tức là độ chiếu càng lanh, thì càng được yêu thích và có giá trị cao hơn.

 

SỰ HÌNH THÀNH KIM CƯƠNG

Sự hình thành của kim cương tự nhiên đòi hỏi điều kiện rất cụ thể, thứ nhất là sự tiếp xúc với các vật liệu carbon chịu áp lực cao, dao động khoảng từ 4.41 đến 5.88 triệu tấn (4,5 – 6 GPa). Thứ hai là phạm vi nhiệt độ tương đối thấp giữa khoảng 900 và 1.300 °C (1.650 – 2.370 °F). Hay nói cách khác là cần phải có điều kiện cần là nhiệt độ phù hợp, và điều kiện đủ là áp suất cực cao.

Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal (5GPa) và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.

Ngoài ra kim cương còn có thể được hình thành trong những hiện tượng có áp suất và nhiệt độ cao khác. Người ta có tìm thấy trong tâm thiên thạch những tinh thể kim cương có kích thước cực kì nhỏ sau khi chúng rơi xuống đất tạo nên một vùng có áp suất và nhiệt độ cao để phản ứng tạo kim cương xảy ra

 

Từ một viên kim cương thô, sau khi được khai thác, làm sao để nó trở thành một viên kim cương hoàn hảo và có giá trị xa xỉ trên thị trường trang sức và đá quý?

Và người ta đã dựa vào đâu để định giá một viên kim cương? Cùng theo dõi thông tin ở những bài viết sau nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo